THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 5
  • Số lượt truy cập: 4009841
Gói thầu kiểm toán
 
Hỏi:

Chúng tôi có gói thầu kiểm toán giá 2 tỷ đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. 
 
Xin hỏi:
 
+ Chúng tôi có thể tiến hành lựa chọn đơn vị kiểm toán theo hình thức chỉ định thầu (CĐT) không và căn cứ vào Điều, Khoản, văn bản nào?
 
+ Thủ tục trình tự để thực hiện lựa chọn nhà thầu từ bước đầu tiên đến khi có hợp đồng được ký?
 
+ Nếu không áp dụng hình thức CĐT cho gói thầu kiểm toán độc lập thì hình thức nào là phù hợp nhất?
 
Trả lời:

Việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu kiểm toán độc lập theo Luật Đấu thầu cần thực hiện theo trình tự quy định như sau:
 
1. Việc đầu tiên là phải xây dựng rồi thẩm định và phê duyệt Kế hoạch đấu thầu (KHĐT) cho gói thầu kiểm toán độc lập.
 
Về nội dung tờ trình KHĐT xin tham chiếu từ Điều 9 đến Điều 12 và Phụ lục I của Nghị định 85/2009/NĐ-CP (NĐ 85). Để xác định hình thức lựa chọn nhà thầu trong KHĐT xin tham chiếu từ Điều 18 đến Điều 24 Luật Đấu thầu, riêng về hình thức CĐT thì tham chiếu thêm Điều 40 NĐ 85. Theo đó, gói thầu được xem xét để CĐT đối với dịch vụ tư vấn khi có giá gói thầu £ 3 tỷ đồng. Nhưng trong Điều 40 NĐ 85 yêu cầu nếu gói thầu thuộc diện CĐT mà thấy không cần thiết thì tổ chức đấu thầu. Như vậy, gói thầu kiểm toán của Bạn có giá 2 tỷ đồng thuộc diện được xem xét CĐT nhưng để được áp dụng hình thức CĐT cho gói thầu này thì trong tờ trình về KHĐT phải làm rõ việc CĐT là có hiệu quả hơn đấu thầu (như quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38/2009/QH12 và Điều 40 NĐ 85).
 
Theo quy định, người có thẩm quyền (người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư) có trách nhiệm phê duyệt KHĐT trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định về KHĐT (Điều 12 NĐ 85). Đồng thời tại Điều 34 NĐ 85 quy định: quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu kiểm toán được thực hiện theo quy định lựa chọn nhà thầu đối với gói dịch vụ tư vấn.
 
2. Thực hiện KHĐT đã được duyệt:
 
Trong trường hợp KHĐT cho phép áp dụng hình thức CĐT đối với gói kiểm toán độc lập thì trình tự thực hiện cần theo quy định tại Điều 41 NĐ 85 như sau:
 
- Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu (HSYC - gồm các yêu cầu cho gói thầu) và xác định một nhà thầu được đánh giá là đủ năng lực kinh nghiệm đối với gói thầu để thực hiện CĐT. Hiện đã có mẫu HSYC cho CĐT dịch vụ tư vấn (ban hành kèm theo Thông tư 09/2011/TT-BKHĐT ngày 7/9/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). 
 
- Bên mời thầu gửi HSYC cho nhà thầu được chỉ định thầu.
 
- Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất (HSĐX).
 
- BMT đánh giá HSĐX và đàm phán với nhà thầu về HSĐX.
 
- BMT trình kết quả CĐT, tiếp đó kết quả này được thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt kết quả CĐT.
 
- BMT và nhà thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để chủ đầu tư ký hợp đồng
 
Đối với gói thầu kiểm toán độc lập của Bạn, chúng tôi hiểu rằng cơ quan của Bạn là chủ đầu tư. Việc thẩm định HSYC, kết quả CĐT thì chủ đầu tư giao cho đơn vị tổ chức, cá nhân thuộc chủ đầu tư thực hiện hoặc chọn một tổ chức tư vấn đủ năng lực và kinh nghiệm để thuê họ thẩm định (Điều 59 NĐ 85).
 
Thời gian thẩm định theo quy định không được quá 20 ngày (Điều 31 Luật Đấu thầu) và thời gian để chủ đầu tư xem xét phê duyệt HSYC, phê duyệt kết quả CĐT không quá 10 ngày kể từ khi có báo cáo thẩm định (Điều 8 NĐ 85).
 
Trường hợp không đủ điều kiện để đề nghị áp dụng hình thức CĐT cho gói thầu kiểm toán độc lập thì chủ đầu tư có thể đề nghị hình thức lựa chọn khác như đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Khi đó, sau khi KHĐT được duyệt, việc thực hiện đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế tuân theo quy định từ Điều 23 đến Điều 32 NĐ 85. Hồ sơ mời thầu (HSMT) cho gói thầu kiểm toán độc lập cần được lập theo mẫu HSMT dịch vụ tư vấn (ban hành kèm theo Thông tư 06/2010/TT-BKH ngày 09/03/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
 
Theo Muasamcong