THƯ VIỆN
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 Tư vấn công trình:

Tư vấn 1

Tư vấn 02
 Kinh doanh:

Sales 01

Sales 02
 Hotline: 0989 072 766
02839 212 757
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Online: 4
  • Số lượt truy cập: 4009961
Bảo lãnh dự thầu của ngân hàng
 
Hỏi:
 
Chúng tôi gặp phải tình huống như sau: Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT), thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu tối thiểu là 120 ngày kể từ 14h30 ngày 20/4/2012 (thời điểm đóng thầu). Nhưng trong thư bảo lãnh của ngân hàng ghi: Bảo lãnh có hiệu lực 130 ngày kể từ ngày 20/4/2012 (không ghi thời gian bắt đầu từ 14h30 theo yêu cầu HSMT). Xin hỏi bảo lãnh của ngân hàng với nội dung vừa nêu có được chấp nhận hay không?
 
 
IMG
                                                                                  Ảnh minh họa: Nhã Chi
 
Trả lời:
 
HSMT là toàn bộ yêu cầu cho một gói thầu cụ thể mà nếu nhà thầu tham gia đấu thầu không đáp ứng thì sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, các yêu cầu trong HSMT có vai trò khác nhau, trong đó có 2 nhóm yêu cầu cần được lưu ý:
 
Nhóm 1: Các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết)
Với các yêu cầu thuộc nhóm 1, trường hợp nhà thầu không đáp ứng dù chỉ một trong các yêu cầu thì hồ sơ dự thầu (HSDT) sẽ bị loại bỏ ngay, không được đánh giá tiếp. Việc đánh giá đầu tiên đối với các HSDT là đánh giá theo các yêu cầu của nhóm 1.
 
Nhóm 2: Các yêu cầu cơ bản
Thông thường, yêu cầu thuộc nhóm này là các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, yêu cầu về mặt kỹ thuật và yêu cầu về mặt tài chính/thương mại. Để đánh giá sự đáp ứng của các HSDT theo các yêu cầu thuộc nhóm 2 người ta sử dụng tiêu chuẩn đánh giá nêu trong HSMT. Chỉ những HSDT đạt mức yêu cầu tối thiểu của nội dung này mới được đánh giá ở nội dung tiếp theo. Trình tự đánh giá cũng được nêu rõ trong HSMT theo trình tự quy định trong Nghị định và trong Luật Đấu thầu.
 
Tình huống của Bạn nêu ra về bảo lãnh dự thầu thuộc về Nhóm 1, nghĩa là trong HSDT của nhà thầu có bảo lãnh dự thầu không hợp lệ thì HSDT này bị loại ngay, không được đánh giá tiếp, cho dù nhà thầu là tiềm năng có khả năng trúng thầu. Vậy thế nào là bảo lãnh dự thầu không hợp lệ? Nội dung này đã được nêu cụ thể tại Điều 23 Nghị định 85/2009/NĐ-CP và được nhắc lại y nguyên trong HSMT (theo Mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành), cụ thể là bảo lãnh dự thầu không hợp lệ khi có “thời gian hiệu lực ngắn hơn” (so với yêu cầu của HSMT). Bên cạnh đó, trong HSMT có quy định Mẫu bảo lãnh dự thầu cho trường hợp bảo lãnh này do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thực hiện thông qua việc phát hành thư bảo lãnh. Theo đó, Mẫu bảo lãnh này phải gồm các nội dung:
 
- Khoản tiền bảo lãnh
- Cam kết chuyển tiền ngay khi bên mời thầu có văn bản thông báo nhà thầu vi phạm các quy định về đấu thầu nêu trong HSMT (nghĩa là không cần nói lý do chi tiết - bảo lãnh vô điều kiện).
 
- Hiệu lực bảo lãnh trong… ngày kể từ…(ghi theo quy định tại Chương II (Bảng dữ liệu) đấu thầu - nghĩa là ghi thời điểm đóng thầu quy định trong HSMT).
 
- Người ký là đại diện hợp pháp của ngân hàng (theo quy định về phân cấp ký và phát hành thư bảo lãnh đối với từng ngân hàng hoặc tổ chức tài chính - theo Điều 32 Nghị định 85/2009/NĐ-CP).
 
Trở lại tình huống của Bạn, dựa trên các quy định trong HSMT nói về thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng, nếu xét về mặt thời gian thì bảo lãnh phải đảm bảo đủ 2 tiêu chí (nhà thầu chỉ cần không đáp ứng một trong hai tiêu chí thì bảo lãnh trở thành không hợp lệ).
 
1. Về quãng thời gian có hiệu lực
Theo HSMT yêu cầu tối thiểu là 120 ngày, còn nhà thầu trong HSDT với bảo lãnh dự thầu có hiệu lực tới 130 ngày nên đáp ứng và đáp ứng dư thừa theo yêu cầu của HSMT.
 
2. Về thời điểm bắt đầu
Yêu cầu trong Mẫu bảo lãnh thuộc HSMT là bắt đầu từ 14h30 ngày 20/4/2012 (ghi theo chỉ dẫn trong Bảng dữ liệu đấu thầu), nhưng trong thư bảo lãnh của ngân hàng chỉ ghi “kể từ ngày 20/4/2012”. Kể từ ngày 20/4/2012 là bắt đầu từ lúc nào? Hiểu là 0h, là 10h, là 20h… của ngày 20/4/2012 đều được cả, nghĩa là một thời điểm không xác định, không phù hợp với thời điểm chính xác yêu cầu trong HSMT là 14h30. Do vậy, bảo lãnh dự thầu này là không đáp ứng xét về thời điểm bắt đầu nên HSDT bị loại căn cứ điều kiện tiên quyết của HSMT.
 
Qua tình huống của Bạn cho thấy, trong đấu thầu, việc đánh giá và xử lý theo HSMT nói riêng và theo Luật Đấu thầu nói chung luôn chặt chẽ. Đây là sự cần thiết song lại gây ra sự đáng tiếc do không cho phép xử lý linh hoạt như đối với trường hợp của Bạn thì ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho nhà thầu không trực tiếp tham gia với vai trò là nhà thầu, không có HSDT bị loại do không đáp ứng yêu cầu của HSMT. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh phục vụ khách hàng nhưng lại không làm theo yêu cầu của khách hàng về bảo lãnh dự thầu dẫn đến nhà thầu bị loại “oan”. Mặt khác, ngân hàng cũng là một đối tượng phải thực hiện Luật Đấu thầu chứ đâu phải là một biệt lệ. Đây là một sự bất công trong hoạt động đấu thầu, có lẽ cần có sự quan tâm đúng mực của các cơ quan quản lý nhà nước để nhà thầu không phải gánh chịu những rủi ro, tạm gọi là “vô lý” như trong tình huống của Bạn. Cứ như thông lệ quốc tế thì nhà thầu bị loại trong trường hợp do bảo lãnh của ngân hàng không đáp ứng thì nhà thầu sẽ yêu cầu hoặc thông qua cơ quan pháp luật để buộc ngân hàng bồi thường thiệt hại cho nhà thầu. Từ trong thâm tâm chúng ta mong muốn sớm có cơ chế xử lý thuyết phục về vấn đề này.
 
Nhưng trong khi chờ những điều chỉnh của pháp luật thì người đánh giá HSDT vẫn phải theo đúng HSMT và các quy định pháp luật hiện hành về đấu thầu.

Theo Muasamcong